Công Nghệ Phun Sơn Tĩnh Điện Tại Hai Xe

Công Nghệ Phun Sơn Tĩnh Điện Tại Hai Xe

Ngày đăng: 10/06/2024 06:50 PM

    CÔNG NGHỆ PHUN SƠN TĨNH ĐIỆN

    Sơn tĩnh điện là một trong những phương pháp sơn bề mặt kim loại. Công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hiện nay. Nhưng liệu bạn có thực sự biết rõ sơn tĩnh điện là gì. Sơn tĩnh điện là gì? Quy trình, cách sơn tĩnh điện tại Hai Xe như thế nào? Hãy để HAI XE giải đáp những thắc mắc của bạn.

     

    Sơn tĩnh điện là gì?

    Sơn tĩnh điện là hình thức hoàn thiện bề mặt cho vật liệu kim loại ( sắt, thép, nhôm). Tạo một lớp phủ bảo vệ cho các vật liệu khỏi sự ăn mòn cũng như để tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm. Không giống như nhiều quá trình sơn phủ thông thường khác, sơn tĩnh điện là quá trình phun sơn khô. Hầu hết các lớp phủ được áp dụng dưới dạng chất lỏng cho mục đích kết dính. Sơn tĩnh điện được thi công ở dạng khô vì nó sử dụng phương pháp tĩnh điện để giúp sơn bám dính vào bề mặt vật liệu được sơn phủ.

     

    Công nghệ Sơn tĩnh điện tại Hai Xe.

    Phun sơn tĩnh điện bằng súng phun:

    Tại Hai Xe, công nghệ sơn tĩnh điện được thực hiện bằng cách sử dụng súng phun tĩnh điện. Súng phun tĩnh điện sẽ tạo ra các điện trường tĩnh điện. Điều này làm cho các hạt sơn bám chặt lên bề mặt sản phẩm. Nguồn điện cung cấp điện áp cao để kích hoạt điện trường tĩnh điện. Từ đó tạo lực đẩy các hạt sơn điều khiển theo hướng đến vật phẩm cần sơn. Quá trình này đảm bảo sơn tĩnh điện phủ đều và bám chắc lên bề mặt sản phẩm. Giúp tạo ra lớp sơn chống ăn mòn và bảo vệ sản phẩm khỏi tác động môi trường bên ngoài. Ngoài ra, công nghệ sơn tĩnh điện còn giúp tiết kiệm chi phí sơn và tăng độ bền sản phẩm. Đạt hiệu quả cao hơn phương pháp sơn truyền thống.

     

    Quy trình Sơn tĩnh điện tại Hai Xe.

    Quy trình Sơn tĩnh điện đạt chuẩn gồm các bước sau:

    1. Vệ sinh bề mặt:

     Bề mặt phải được làm sạch và mịn màng. Việc này bao gồm loại bỏ bụi, dầu mỡ, vết cặn, vết ố và rỉ sét.

    2. Phun bột sơn:

    Bột sơn tĩnh điện được phun lên bề mặt kim loại bằng một súng phun đặc biệt. Từ đó tạo thành một lớp phủ đồng đều.

    3. Sấy nhiệt:

    Sau khi phun sơn, bề mặt sẽ được đưa vào lò sấy nhiệt để sơn có thể được nung chảy và liên kết với bề mặt kim loại. Nhiệt độ và thời gian nung phụ thuộc vào loại bột sơn và kim loại được sơn.

    4. Làm nguội:

     Sau khi bề mặt đã được sấy nóng, nó được làm mát bằng khí quạt hoặc bằng cách đưa vào không khí tự nhiên để đạt được nhiệt độ phù hợp cho quá trình sơn.

    5. Kiểm tra chất lượng:

    Sau khi hoàn thành, lớp sơn tĩnh điện sẽ được kiểm tra chất lượng. Điều này thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ đo lường. Công việc này giúp đảm bảo độ dày, độ bóng, độ cứng và độ bền màu của lớp sơn.

    6. Đóng gói và vận chuyển:

    Sau khi sản phẩm được kiểm tra và đạt chất lượng, sản phẩm sẽ được đóng gói và vận chuyển đến nơi cần thi công.

    Chia sẻ: